Vấn đề nhức nhối mới của nhân sự thời nay, thực trạng nổi cộm gần đây mang tên “Sa thải lén lút” (hay còn gọi là Stealth Firing).
“Sa thải lén lút” là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến nhân sự cũng như doanh nghiệp, cùng tìm hiểu với Mibi nhen!
Sa thải lén lút là một hình thức chấm dứt hợp đồng lao động mà không có thông báo chính thức hoặc rõ ràng từ phía người sử dụng lao động.
Thay vào đó, nhân sự thường nhận ra mình bị sa thải thông qua những hành động gián tiếp, như:
- Thay đổi công việc: Công việc được giao ngày càng ít đi, hoặc không còn phù hợp với năng lực và kinh nghiệm.
- Hạn chế quyền truy cập: Bị khóa tài khoản email công ty, hệ thống nội bộ, hoặc các công cụ làm việc cần thiết.
- Thay đổi điều kiện làm việc: Bị điều chuyển đến một vị trí làm việc không phù hợp, hoặc bị giao những nhiệm vụ không liên quan đến công việc hiện tại.
- Tạo áp lực để tự nghỉ việc: Bị quản lý tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng, khó chịu để buộc nhân sự phải tự xin nghỉ.
Tại sao các công ty lại chọn hình thức sa thải này? Để mà trả lời câu hỏi này thì vô vàn lý do, một bề nổi của toàn bộ tảng băng chìm được Mibi chắt lọc lại bao gồm:
- Tránh các thủ tục pháp lý: Sa thải lén lút giúp tránh được những rắc rối pháp lý liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường, trợ cấp thất nghiệp,...
- Giảm thiểu tác động đến tinh thần nhân viên còn lại: Việc công khai sa thải một nhân sự có thể gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho những người ở lại.
- Bảo vệ hình ảnh công ty: Sa thải lén lút giúp công ty duy trì hình ảnh tích cực trước công chúng và đối tác.
Liệu chuyện này có hợp pháp không?
- Hoàn toàn hợp pháp về mặt pháp lý, các doanh nghiệp sẽ tối thiểu hóa rủi ro cũng như chi phí thông qua hình thức này. Tuy nhiên, dấu hỏi đặt ra về mặt “đạo đức” của doanh nghiệp khi thực hiện hành vi này với nhân sự.
“Sa thải lén lút” tác động đến nhân sự như thế nào và làm thế nào để thuận lợi cho cả hai phía, đồng thời doanh nghiệp vẫn giữ được hình ảnh của mình? Cùng tìm hiểu ở bài viết tiếp theo cùng Mibi nhé!