(Phần 4.4) Flexible Working Time là làm việc linh hoạt, không phải làm việc thoải mái!!!

#Flexible #Working #Time…thui cho tui gọi tắt là FWT nha chứ gõ nguyên cụm mỏi tay lắm.

Dù đang trở thành một xu hướng phổ biến, nhưng nếu không có những quy tắc, rất có thể FWT sẽ mang đến mặt hại nhiều hơn dành cho Gen Z nói riêng và các thế hệ nhân dziên khác nữa đó.

Vậy cần lưu ý những gì khi thực hiện chuyển đổi sang FWT, cùng tìm hiểu với Mibi nhen!


1. Các tác hại khi áp dụng sai Flexible Working Time:

- Đối với doanh nghiệp

+ Kiểm soát tiến độ: Khi nhân dziên làm việc tại nhà hoặc ở các địa điểm khác nhau, việc giám sát công việc trở nên khó khăn hơn, dễ dẫn đến tình trạng trì hoãn công việc hoặc chất lượng công việc không đồng đều.

+ Giao tiếp và hợp tác: Thiếu sự tương tác trực tiếp có thể gây trở ngại cho việc giao tiếp và làm giảm hiệu quả làm việc nhóm.

+ Văn hóa công ty: Việc làm việc từ xa có thể làm giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty, ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.

- Đối với người lao động

+ Mờ nhạt ranh giới giữa công việc và cuộc sống: Làm việc quá sức và căng thẳng áp lực là hai trong nhiều nhược điểm khi thực hiện FWT.

+ Cô lập xã hội: Thiếu tương tác với các thành viên, khó khăn trong việc thăng tiến cũng như thiếu cơ hội học hỏi là những sự cô lập không đáng có ở một người Gen Z hiện đại.

2. Vậy ứng dụng hiệu quả Flexible Working Time như thế nào cho hiệu quả?

- Xây dựng văn hóa công ty: vấn đề cốt lõi khi tạo ra một môi trường làm việc FWT, hãy bắt đầu bằng xây dựng niềm tin, tôn trọng và khuyến khích “Sự tự giác” của các bạn Gen Z nhen.

- Đặt ra mục tiêu rõ ràng: hãy rõ ràng mục đích của từng team trong doanh nghiệp để đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ.

- Sử dụng công cụ quản lý: chấm công, vân tay mở cửa, hệ thống tracking giờ làm việc, hệ thống liên lạc nội bộ, file quản lý công việc chung...gì cũng được. Hãy ứng dụng để theo dõi tiến độ công việc, giao tiếp và cộng tác hiệu quả.

- Đánh giá hiệu quả công việc: điều tối quan trọng khi thực hiện, đánh giá hiệu quả làm việc dựa trên kết quả công việc chứ không phải số giờ làm việc là đặc trưng của FWT.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu: với đặc thù là hông có giao tiếp trực tiếp hoặc hạn chế, việc tổ chức các buổi offline để tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong đội nhóm là thật sự cần thiết.