Ngoài Remote Work, Flexible Working Time cũng là một dấu cộng hấp dẫn Gen Z khi tìm kiếm một môi trường làm việc trong mơ của mình.
Tuy nhiên, không ít người vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm đặc trưng này. Cùng Mibi đi sâu hơn về những điểm khác nhau của hai hình thức làm việc này nhen.
Flexible Working Time (Thời gian làm việc linh hoạt) là hình thức cho phép nhân viên có quyền tự chủ hơn trong việc sắp xếp thời gian làm việc của mình miễn là đáp ứng được các yêu cầu công việc.
Có hai điểm khác biệt lớn giữa #Remote #Work và #Flexible #Work Time là nơi làm việc và thời gian làm việc. Điều này sẽ được chia sẻ ở bài viết tiếp theo khi so sánh hai hình thức làm việc.
Flexible Working Time có những đặc điểm riêng:
- Địa điểm làm việc: Thường diễn ra tại văn phòng (hình thức Onsite)
- Giờ làm việc: Linh hoạt về giờ bắt đầu và kết thúc trong ngày, có thể làm việc theo ca hoặc nén giờ làm việc hoặc không cố định trong 8 tiếng làm việc.
- Mục tiêu: Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tăng năng suất làm việc nhưng không làm mất đi những đặc điểm của hình thức làm việc truyền thống
Ví dụ:
- Làm việc theo giờ (ca) linh hoạt.
- Làm việc từ nhà một vài ngày trong tuần.
- Nén giờ làm việc để có thêm thời gian nghỉ ngơi vào giữa tuần.
Về ưu nhược của hình thức làm việc này cũng mang ý nghĩa tương tự như Remote Work khi hướng đến sự linh động cũng như sự cân bằng về cuộc sống dành cho các bạn Gen Z.
Tuy nhiên, với đặc thù vẫn áp dụng hình thức làm việc tại văn phòng (Onsite) nên Flexible Working Time sẽ có những ưu thế và tính ứng dụng cao hơn so với Remote Work, điều mà sẽ được đề cập đến ở bài viết tiếp theo. Cùng đón chờ nhé!