(Phần 2) Sa thải lén lút - Bị sa thải vì những vi phạm nhỏ nhặt

Giám đốc điều hành của Amazon, ​​gần đây đã tuyên bố với các nhân viên rằng kế hoạch mới yêu cầu họ phải có mặt tại văn phòng 5 ngày/tuần không phải cách "sa thải gián tiếp"

Tuy nhiên, những bình luận của ông tại cuộc họp không phủ nhận đề xuất rằng "những nhân viên không tuân thủ quy định này có thể đi xin việc ở nơi khác".

Hàng loạt công ty đang cố gắng kiểm soát và hạn chế những sáng kiến không mang lại lợi nhuận, khiến cho nhân sự phải cảnh giác với nỗi kinh hoàng mang tên Sa thải lén lút.

Nhiều bộ phận nhân sự đã âm thầm biện minh cho việc sa thải vì những vi phạm nhỏ nhặt đối với chính sách của công ty.


Meta sa thải 20 nhân sự vì sử dụng tiền trợ cấp phiếu ăn để mua đồ dùng khác; EY chấm dứt hợp đồng với một nhóm nhân sự vì họ xem nhiều video đào tạo cùng một lúc trong "Tuần lễ học tập EY Ignite" nhằm đạt đủ chứng chỉ giáo dục.

Trước đây, những hành vi này của người lao động chỉ bị coi là sai phạm nhỏ, giờ đây chúng có thể là vi phạm nghiêm trọng đến mức khiến họ bị sa thải.

Áp dụng biện pháp cứng rắn với nhân viên có thể nhằm răn đe bất kỳ nhân sự nào khác có nguy cơ sai phạm.

Mức độ kỷ luật này phổ biến hơn trong các ngành như ngân hàng và dịch vụ tài chính, nơi có mức độ tuân thủ rất lớn và nguy cơ bị phạt nặng đối với bất kỳ hành vi vi phạm nào.

Ngân hàng và tài chính luôn gặp khó khăn do môi trường quản lý chặt chẽ, yêu cầu nghiêm ngặt trong chứng minh hành vi mẫu mực, có đạo đức liên quan đến bản chất của ngành.

Vậy tại sao họ lại cứng rắn như vậy với những sai phạm nhỏ?

Lập trường cứng rắn cũng có thể xuất phát từ suy nghĩ rằng những vi phạm nhỏ có thể dự báo cho sai phạm đạo đức nghiêm trọng hơn.

Điều này dẫn đến cách tiếp cận "không khoan nhượng" đối với việc thực thi chính sách trong một số lĩnh vực, khi các công ty tìm cách duy trì những gì họ coi là văn hóa liêm chính.

Điển hình, một số nhân viên nhà bán lẻ Target của Mỹ đã bị sa thải vì lợi dụng chức vụ nhân viên để mua những chiếc cốc Stanley rất được ưa chuộng trước cả khách hàng.

Việc cố tình sử dụng sai mục đích nguồn lực của công ty thường cho thấy mức độ gắn kết thấp của nhân viên hoặc có sự bất mãn cụ thể về về doanh nghiệp.